THAM
LUẬN
DIỄN
ĐÀN CHI BỘ NĂM 2023
Họ và tên: Nguyễn Đức
Hiếu – Viên chức Tổ VH – TDTT.
Bài tham luận Xây dựng
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững của quê
hương, đất nước.
Trong những năm qua,
công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người tại địa phương luôn được cấp ủy, tổ chức Đảng
quan tâm. Đặc biệt là ở nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân
dân về xây dựng và phát triển văn hóa, con người gắn với phát triển kinh tế -
xã hội được nâng lên. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
được triển khai đồng bộ, đạt nhiều kết quả. Nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang, lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực. Dấu ấn về bản sắc đặc trưng
của văn hóa, con người huyện miền núi Hướng Hóa từng bước được định hình, dần
khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong tỉnh.
Đặc biệt ở huyện miền
núi Hướng Hóa chúng ta. Để tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, con người
huyện Hướng Hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; khơi dậy trong các tầng
lớp Nhân dân khát vọng phát triển quê hương phồn thịnh, tạo bứt phá để xây dựng
quê hương Hướng Hóa ngày giàu đẹp hơn, để được như thế thì các cấp chính quyền
cần quan tâm hơn về việc xây dựng văn hóa, con người, cần có nhiều lễ hội,
nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận thức được hết tầm quan
trọng của việc xây dựng văn hóa, con người huyện miền núi Hướng Hóa theo kiểu
mẫu.
Xác định con người là yếu tố cốt lõi, là động lực của sự phát triển,
Đảng ta đặt nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam, trong đó nhiệm vụ trọng tâm
là từng bước xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam. Đồng
thời tạo môi trường để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo,
trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân cùng ý thức tôn trọng pháp luật, hiểu biết,
tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc… Gắn xây dựng con người với xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, Đảng ta đề cao nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong chính trị. Trong đó, chú trọng
xây dựng văn hóa trong Đảng, văn hóa trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể.
Cùng với đó là xây dựng văn hóa trong kinh tế, xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
văn hóa doanh nhân…
Đảng ta đã ban hành một số văn bản góp phần cụ thể
hóa chủ trương xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững. Hệ thống chính trị và các tầng lớp xã hội đã chủ động hơn
trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, xây dựng thế giới
quan, nhân sinh quan khoa học, cách mạng, nhân văn, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Các cơ quan Trung ương và địa phương đã khẩn
trương triển khai tuyên truyền, ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý theo chức
năng, nhiệm vụ được giao, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện để các tổ chức trong
xã hội tập trung trí tuệ, công sức xây dựng con người. Nhận thức về quan điểm,
nhiệm vụ xây dựng con người phát triển toàn diện trong Đảng và các tầng lớp
nhân dân ngày một rõ ràng, cụ thể hơn. Vai trò của con người ngày càng thể hiện
và tác động lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Bước đầu tạo được sự
gắn kết phát triển văn hóa với xây dựng con người, lấy việc chăm lo xây dựng
con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp làm trọng tâm.
Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tính
tích cực xã hội của nhân dân được phát huy. Dân chủ xã hội được mở rộng cùng với
quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và tiếp cận với các phương tiện truyền
thông mới đã làm cho con người Việt Nam luôn đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo
hơn, có nhiều cơ hội tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Các giá trị đạo đức
truyền thống được giữ gìn, phát huy và thay đổi theo hướng phù hợp với nền kinh
tế thị trường, hội nhập quốc tế. Hình thành nếp sống văn minh, tác phong công
nghiệp, tính chuyên nghiệp, thiết thực, hiệu quả, đề cao, tôn trọng con người;
quan tâm nâng cao trí tuệ, cải thiện chất lượng sức khỏe, tầm vóc con người Việt
Nam.
Bên cạnh một số lợi thế
thì vẫn còn một số hạn chế, đó là: Đầu tư cho phát triển văn hoá chưa đồng bộ
và tương xứng với đầu tư phát triển kinh tế; việc khai thác, phát huy các di
sản văn hoá chưa hiệu quả; hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao chưa đồng bộ,
hiệu quả hoạt động còn hạn chế; đạo đức, lối sống, môi trường văn hóa ở một số
nơi chưa thật lành mạnh; một số ý thức trong người dân chưa cao, các khu tập
trung đông người, khu thể thao người dân đến chơi còn xả rác nhiều, gây mất
cảnh quan, ô nhiễm môi trường, rồi gây ô nhiễm tiếng ồn cho hàng xóm xung
quanh, bằng những bữa nhậu hát hò bằng loa keo kéo, hát đến đêm khuya… đó là
cũng một số nét văn hóa còn hạn chế.
Hệ giá trị chuẩn mực văn hóa và con người Việt
Nam làm cơ sở triển khai trong thực tiễn chưa được ban hành. Một bộ phận cán bộ,
nhân dân có tâm lý sính ngoại, tiêu dùng sản phẩm văn hóa cũng như tiếp nhận lối
sống thiếu chọn lọc, ảnh hưởng đến giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc và xây
dựng con người trước thách thức toàn cầu hóa.
Cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
tiêu cực xã hội chưa thường xuyên, liên tục. Một số nơi còn coi nhẹ việc đấu
tranh, phòng chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa, ảnh hưởng đến nhiệm
vụ xây dựng con người. Những giải pháp mang tính đột phá khắc phục những mặt hạn
chế của con người Việt Nam chưa được đề xuất.
Đề xây dựng con người Việt Nam phát triển hơn
chúng ta cần nhìn nhận một số vấn đề như sau:
-
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của cán bộ, đảng
viên, nhân dân về vị trí, vai trò của con người trong sự nghiệp
đổi mới và phát triển bền vững đất nước. Cổ vũ tinh thần yêu nước, thương người,
tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.
-
Đổi mới công tác tư tưởng, giáo dục lý luận chính
trị, khắc phục giáo
điều, máy móc, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tôn trọng đối
thoại, phản biện xã hội, tăng tính thuyết phục từ kết quả đổi mới đất nước, tạo
sự nhất trí trong Đảng, đồng thuận xã hội về chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng thế giới
quan khoa học.
-
Phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người, mỗi
chủ thể văn hóa, phối
hợp và có giải pháp đồng bộ đấu tranh loại trừ các sản phẩm
văn hóa độc hại, nội dung trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến
xây dựng con người.
-
Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, các
khuynh hướng sáng tác phản
tiến bộ, nhân văn, tha hóa con người trong lĩnh vực văn hóa,
văn học, nghệ thuật. Chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ cán bộ, đảng
viên và nhân dân. Việc này thì được Đảng và nhà nước ta cũng đã chỉ đạo rất sát
sao, trong năm vừa qua thì có rất nhiều lãnh đạo là Ủy viên Trung ương đảng,
lãnh đạo Bộ, lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố bị kỷ luật rất nhiều.
-
Tập trung nghiên cứu làm rõ những mặt hạn chế của
con người Việt Nam,
có giải pháp khắc phục. Từng bước khắc phục mâu thuẫn trong
nhận thức, lối sống giữa các thế hệ người Việt Nam, tạo sự kết nối, đồng thuận
cao trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
-
Liên hệ thực tế, Trung
tâm VHTT – TDTT huyện Hướng Hóa là cơ quan
chuyên môn về lĩnh vực tuyên truyền, văn hóa…
nên mỗi Đảng viên, mỗi cán bộ, viên chức cơ quan cần phải nêu gương trong việc
xây dựng văn hóa, con người, thường xuyên tuyền truyền trên các kênh sóng,
tuyên tuyền trong quần chúng nhân dân, người thân, gia đình về đường lối, chính
sách của Đảng và nhà nước ta để xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu về phát triển bền vững của quê hương, đất nước.
Trên đây là bài tham luận của tôi về chủ đề Xây dựng văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững
của quê hương, đất nước. Xin chân thành cảm ơn!