Kết quả tích cực trong thực hiện Đề án 818


Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), sức khỏe sinh sản (SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020” (gọi tắt là Đề án 818) với nhiều giải pháp đồng bộ. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về sử dụng các PTTT, chăm sóc SKSS từ “bao cấp, miễn phí” sang tự chi trả các dịch vụ, mở rộng cơ hội tiếp cận PTTT hiện đại cho người dân.

Đề án 818 được triển khai tích cực trong nhiều năm qua và đóng góp một phần vào kết quả công tác dân số trên địa bàn tỉnh, như: Số phụ nữ từ 15 - 49 tuổi có chồng mới sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2021 có 33.900/34.000 người (đạt 99,7% KH năm); năm 2024 có 33.926/33.000 người (đạt 102,8% KH năm). Tổng số phụ nữ đang sử dụng các BPTT 71.952 người, trong đó đặt dụng cụ tử cung 40.905 người, tiêm tránh thai 2.621 người, cấy tránh thai 1.019 người, viên uống tránh thai 11.549 người, bao cao su 12.809 người, các biện pháp khác 3.049 người... Tỉ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các BPTT tăng từ 70,6% (năm 2021) lên 74,1% (năm 2024), tăng bình quân 1,6%/năm.

Hiện nay, Đề án 818 tiếp tục tập trung thực hiện tại các địa bàn phường, thị trấn và các xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, các địa phương mở rộng địa bàn triển khai tại những xã còn lại khi người dân có nhu cầu. Nhằm tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa các PTTT, phòng dân số thuộc trung tâm y tế huyện và trạm y tế các xã, phường, thị trấn tăng cường đưa các nội dung hoạt động, giới thiệu các sản phẩm của đề án lên trang mạng xã hội của đơn vị hoặc cá nhân viên chức dân số xã. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động trực tiếp tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi cho các nhóm đối tượng thụ hưởng.

Lồng ghép đưa các nội dung về lợi ích, ý nghĩa và sự cần thiết của xã hội hóa PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS vào hoạt động nói chuyện chuyên đề, tư vấn, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ của các chương trình, đề án như thông qua các buổi họp hội nông dân, phụ nữ... để truyền thông và tư vấn trực tiếp về các sản phẩm xã hội hóa, hàng hóa SKSS/KHHGĐ. Tổ chức giới thiệu các sản phẩm của đề án nhân các đợt truyền thông sự kiện như: Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ; ngày Tránh thai thế giới 26/9; ngày Dân số thế giới 11/7; ngày Dân số Việt Nam 26/12...

Các trạm y tế thuộc địa bàn đề án có điểm truyền thông giới thiệu sản phẩm và tham gia phân phối các sản phẩm thuộc đề án. Tiến hành cung ứng các sản phẩm của đề án ra thị trường như: bao cao su I love you, gel bôi trơn Sensilove, dung dịch vệ sinh Vagis, tố nữ Hoàng Sâm, Canxi D3, Cetavit DHA... Năm 2024, một số đơn vị đã đẩy mạnh triển khai hiệu quả đề án và đạt doanh số cao như các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa.



     Kết quả tích cực trong thực hiện Đề án 818


                                                                                                 Kim Huệ


Thống kê truy cập

Đang online: 208
Hôm nay: 1,735
Hôm qua: 1,387
Tháng này: 16,104
Tháng trước: 85,919
Lượt truy cập: 2,240,067
Quảng Trị
+35
°
C
Cao:+36
Thấp:+25
Thỉnh thoảng có nắng