Nhà
Văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều – Pa Kô huyện Hướng Hóa sau 4 năm đi
vào hoạt động đã có tác dụng đắc lực trong việc giáo dục truyền thống quê
hương, đất nước cho quần chúng nhân dân; Giáo dục chính trị, tư tưởng cho các
cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị. Với số lượng hiện vật khá phong phú, nhiều loại
chất liệu được bảo quản và trưng bày tại được phát huy giá trị hiệu quả, đáp
ứng nhiệm vụ giáo dục truyền thống và nâng cao nhận thức cho mỗi người dân tham
gia tích cực vào việc bảo vệ, gìn giữ các giá trị di sản văn hóa các dân tộc.
I. Thực trạng hoạt động trưng bày,
bảo tồn và bảo tàng tại Nhà Văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều – Pa Kô
huyện Hướng Hóa
Nhà
Văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều – Pa Kô huyện Hướng Hóa là món quà
của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dành tặng bà con 2 dân tộc Vân Kiều và Pa
kô của huyện Hướng Hóa
Tháng
9 năm 2019, UBND huyện giao cho Trung tâm Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao
huyện tiếp nhận và quản lý Nhà Văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều – Pa
Kô huyện, công trình nằm trong khuôn viên của Sân vận động huyện với tổng giá
trị xây lắp trên 26 tỷ đồng với diện tích hơn 2.000 m2 gồm: 1 tầng
trệt, 1 tầng lầu và một tầng áp mái. Sử dụng móng đơn, khung dầm bê tông cốt
thép M250 đổ toàn khối xây gạch tuynen, nền lát gạch granit, hệ mái xiên bằng
bê tông cốt thép dán ngói. Cửa và cửa sổ bằng gỗ nhóm 1 và kính trắng dày từ 5
- 10 ly. Bên cạnh đó, còn có các hệ thống phụ trợ sân vườn, cây xanh.... Nhà
Văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều - Pa Kô huyện được xây dựng trong khu
vực công viên, trung tâm huyện với vị trí địa lý đắc địa, được xây dựng khang
trang và bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2018.
Ban
giám đốc đã điều động 01 đồng chí cán bộ thuộc bộ phận Tuyên truyền của trung
tâm trực tiếp quản lý và giới thiệu, cho các khách và đoàn khách về thăm quan,
tìm hiểu. Từ khi mở cửa, Nhà Văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều – Pa Kô
huyện đã đón hơn 1.000 lượt khách thăm quan trên năm. Tuy nhiên con số này còn
khá khiêm tốn với một công trình lớn, được đầu tư quy mô như Nhà Văn hóa truyền
thống các dân tộc Vân Kiều – Pa Kô huyện. Từ những ngày lễ lớn như: Kỷ niệm
Chiến thắng Khe Sanh – Giải Phóng Hướng Hóa, các hoạt động phối hợp tổ chức tại
Nhà Văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều – Pa Kô huyện, thì số lượng khách
đến thăm quan nhà trưng bày còn rất hạn chế. Có những ngày, nhà trưng bày không
có một lượt khách thăm quan nào. Đây là một công trình được đầu tư lớn, có giá
trị tinh thần quan trọng nhưng chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng đắn từ
các cơ quan ban ngành quản lý. Dù mới xây dựng được 04 năm nhưng nhà trưng bày
đã có dấu hiệu xuống cấp, nhiều tranh ảnh, hiện vật được trưng bày đã có dấu
hiệu hư hại do thời tiết nóng ẩm, mưa bảo ảnh hưởng. Phòng bảo vệ và phòng cán
bộ quản lý của nhà trưng bày chưa được sử dụng do còn thiếu thốn trang thiết
bị. Về nhân sự, hiện nhà trưng bày chỉ có 01 cán bộ phụ trách quản lý, 01 bảo
vệ.

II.
Tìm hiểu về trưng bày, bảo tồn và bảo tồn
Trưng bày là công tác tổ chức sắp
xếp và trình bày hiện vật theo hệ thống các chủ đề, sử dụng trang thiết bị cần
thiết để làm rõ ý tưởng, thông điệp mà bảo tồn, bảo tàng muốn truyền đạt tới
công chúng. Trưng bày được coi là một dấu hiệu, đặc trưng quan trọng nhất để
phân biệt với các thiết chế giáo dục, văn hóa khác. Trưng bày bảo tàng là hình
thức để công chúng thụ cảm, thưởng thức các giá trị lịch sử, văn hóa hàm chứa
trong hiện vật bảo tàng. Không có trưng
bày thì chỉ là kho bảo quản, lưu trữ các
hiện vật. Những hiện vật bảo tàng quý hiếm, bằng chứng vật chất cho sự kiện,
hiện tượng của tự nhiên, xã hội được sưu tầm, nghiên cứu, bảo quản chỉ được tiếp xúc với công chúng thông
qua trưng bày. Vì vậy có thể nói, công tác trưng bày, bảo tàng có vai trò rất
quan trọng trong hoạt động của mình.
Bảo
tồn tức là các hành động nhằm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu lại sự tồn tại của các
sự vật, hiện tượng, gìn giữ chúng để tồn tại cùng với thời gian. Bảo tồn các sự
vật, hiện tượng là lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, bị thay đổi và biến
dạng.
Theo Luật Di sản Văn hóa Việt
Nam, Bảo tàng “là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và
xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ
văn hoá của nhân dân”.Theo Hiệp hội Bảo tàng thế giới (ICOM): “Bảo tàng
là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động thường xuyên phục vụ công chúng tham
quan, phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội, có chức năng sưu tầm, bảo
quản, nghiên cứu, giao tiếp và trưng bày các di sản vật thể và phi vật thể của
nhân loại cùng với môi trường sống của con người cho các mục đích giáo
dục, nghiên cứu và thưởng thức” (ICOM, Kỳ họp Đại hội đồng thứ 22 tại Vienna,
2007). Những định nghĩa này đã khẳng định một trong những nhiệm vụ quan
trọng của bảo tàng là tổ chức hoạt động giáo dục phục vụ công chúng, bên
cạnh những nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày
III. Một số giải
pháp nâng cao công tác trưng bày, bảo tồn bảo tàng
1. Nhóm
giải pháp về quản lý nhà nước
- Nâng cao trình độ và năng lực cho
đội ngũ cán bộ quản lý
Mỗi cán bộ quản lý phải luôn luôn
phấn đấu trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình, phải năng
động, sáng tạo, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý
luận, phương pháp quản lý, các lãnh đạo phải là những người đi đầu trong việc
học tập nâng cao tri thức, chuyên môn, ngoại ngữ và khoa học - kỹ thuật.
Cán bộ quản lý cần phải nắm bắt
được tâm tư tình cảm, đặc điểm tính cách, chuyên môn của từng nhân viên, thường
xuyên gần gũi với nhân viên để có dịp thấy được sở trường, sở đoản của từng
người mà có cơ sở bố trí công việc hợp lý.
- Tiếp tục hoàn thiện và ban hành các quy chế hoạt động
Trong bộ máy nhà nước, các tổ
chức, cơ quan muốn vận hành và hoạt động tốt đều cần phải có quy tắc, chuẩn mực
riêng áp dụng đối với tất cả các cá nhân trong tổ chức. Hệ thống văn bản pháp
quy là một trong những hình thức thế hiện quy tắc, chuẩn mực đó. Do vậy, các
văn bản này là điều kiện cơ bản để cơ quan, tổ chức hoạt động nhịp nhàng và
phối hợp tốt với các cơ quan tổ chức khác trong bộ máy nhà nước.
Xây dựng và hoàn thiện các quy
chế hoạt động là thể hiện việc quản lý bằng pháp luật của bảo tồn, bảo tàng.
Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của nhà nước Việt Nam. Trong Hiến pháp năm 2013 - bộ luật có giá trị cao
nhất của nhà nước Việt Nam có khẳng định “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền
XHCN”, trong đó, một đặc trưng cơ bản là nhà nước tổ chức, hoạt động trên cơ sở
Hiến pháp và pháp luật. Theo đó, các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước,
trong đó có bảo tàng cần phải thực hiện việc quản lý trên cơ sở pháp luật mà
thể hiện rõ nhất ở các văn bản pháp quy đã ban hành như Luật Di sản văn hóa,
các thông tư, chỉ thị…
- Tăng cường xây dựng kế hoạch quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động
nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng
Ban lãnh đạo Trung tâm VHTT-TDTT
huyện cũng cần xây dựng một số kế hoạch trước mắt và kế hoạch lâu dài trong đó
có trình bày cụ thể mục đích, mục tiêu, chương trình hành động của Nhà Nhà Văn
hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều – Pa Kô huyện, các nguồn lực cần huy động
và các tiềm năng được sử dụng để thực hiện mục tiêu đó, đề ra các bước tiến
hành và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của bảo tồn, bảo tàng. Bản kế hoạch
cần có các nội dung sau:
Mục đích hoạt động của Nhà Nhà
Văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều – Pa Kô huyện
-
Mục tiêu
hướng tới về các mặt:
+ Sưu tầm và bảo quản hiện vật,
+ Nghiên cứu các vấn đề lịch sử địa phương và các
chuyên đề,
+ Tuyên truyền cho công chúng dưới nhiều hình thức,
+ Trưng bày triển lãm,
+ Công tác cán bộ,
+ Bảo hành, bảo dưỡng các công trình, trang thiết
bị,
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch,
Ban lãnh đạo cần bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân viên để hoạt động của Nhà
Nhà Văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều – Pa Kô huyện được chuyên môn hóa
và hiệu quả hơn.
- Tăng cường đầu tư ngân sách và cơ sở vật
chất
Tài chính là khâu thiết yếu, là
điều kiện quan trọng để tiến hành các hoạt động có hiệu quả đối với công tác
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá nói chung và bảo tàng nói riêng.
Nhà Nhà Văn hóa truyền thống các
dân tộc Vân Kiều – Pa Kô huyện trong thời gian dài hoạt động cơ bản dựa vào nguồn
kinh phí chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp, nguồn kinh phí thu từ hoạt động
dịch vụ và nguồn kinh phí xã hội hoá bảo tồn bảo tàng hầu như không có. Với số
kinh phí được cấp ít ỏi đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý toàn diện.
Trên thực tế, tất cả các hoạt
động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào kinh phí. Thiếu kinh phí thì
nhiều hoạt động sẽ bị chậm lại, chưa nói là ngừng trệ. Vì vậy, trong thời gian
tới lãnh đạo Trung tâm VHTT-TDTT huyện một mặt cần thực hiện tốt việc thu chi
tài chính do nhà nước cấp mặt khác phải nghiên cứu để tổ chức một số dịch vụ
phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình để có thể thu được kinh phí bổ sung cho
hoạt động và góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức hiện nay.
-Tăng
cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện
Kiểm tra là việc xem xét tình
hình thực tế để đánh giá và nhận xét. Trong tất cả các lĩnh vực, kiểm tra là
một chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý của các cơ quan và người có
thẩm quyền nhằm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đối tượng kiểm
tra, phát hiện những hành vi vi phạm, những thiếu sót trong hoạt động, qua đó,
áp dụng những biện pháp xử lý, khắc phục những thiếu sót nhằm nâng cao hiệu lực
và hiệu quả quản lý. Mục đích của kiểm tra là phát hiện và phòng ngừa những vi
phạm, góp phần thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động quản lý, từ đó,
tạo điều kiện cho hoạt động thực hiện đúng hướng.
Kiểm tra công tác trưng bày,
tuyên truyền trên cơ sở những nhiệm vụ và chỉ tiêu cần thực hiện đặt ra cho bộ
phận này, sau đó kiểm tra thực tế - kết quả làm được so với chỉ tiêu, chất
lượng công việc. Ví dụ mỗi năm thực hiện được bao nhiêu cuộc trưng bày chuyên
đề, triển lãm so với kế hoạch, đón tiếp bao nhiêu khách tham quan so với chỉ
tiêu đặt ra, đánh giá của khách tham quan đối với nhân viên của bộ phận này ra sao…
Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật
chất và trang thiết bị kỹ thuật để tránh tình trạng cơ sở vật chất bị xuống
cấp, nếu có hiện tượng xuống cấp phải được đề xuất sửa chữa kịp thời và không
để bị thất thoát, hư hại nhất là đối với những trang thiết bị bảo quản và trưng
bày hiện vật.
2. Nhóm giải pháp về quản lý hoạt động
chuyên môn nghiệp vụ
Để làm tốt công tác chuyên môn,
nghiệp vụ, trước tiên, cần phải nâng cao trình độ của cán bộ chuyên môn nghiệp
vụ. Ở bất cứ cơ quan nào, đơn vị nào cán bộ chuyên môn cũng đóng vai trò quan
trọng trong các công việc của cơ quan. Đối với hoạt động bảo tồn, bảo tàng tại
Nhà Văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều – Pa Kô huyện, họ là người trực
tiếp làm công tác sưu tầm hiện vật, bảo quản hiện vật, thiết kế trưng bày,
tuyên truyền giáo dục cho công chúng. Bảo tồn, bảo tàng muốn phát triển thì
nhất định phải xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật có tố chất
nghiệp vụ tốt.
Trong thời đại ngày nay, kiến
thức của nhân loại thay đổi hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Do đó, việc học tập
bồi dưỡng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao tố chất cho cán
bộ viên chức, chỉ có học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức mới đáp ứng
được nhu cầu của xã hội, phục vụ tốt cho công tác bảo tàng. Cán bộ viên chức Tổ
Văn hóa – Thể dục thể thao nói riêng và Trung tâm VHTT-TDTT huyện cần phải học
tập nâng cao trình độ không chỉ về chuyên môn mà còn về ngoại ngữ, tin học, các
kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống…
Muốn cho sự nghiệp bảo tàng phát
triển, nâng cao vị thế của mình, Ban Giám đốc cần phải chỉ đạo công tác tăng
cường nghiên cứu khoa học. Công tác nghiên cứu đó cần được thực hiện trên các
nội dung sau:
Thứ nhất, phải nghiên cứu về đặc
trưng văn hóa của một số dân tộc Vân Kiều – PaKô (bao gồm cả văn hóa vật thể và
phi vật thể) phục vụ cho công tác trưng bày của bảo tàng đồng thời tiến hành
nghiên cứu để xây dựng các sưu tập hiện vật, khảo cổ, dân tộc học, lịch sử cận
hiện đại, mỹ thuật liên quan trực tiếp đến huyện Hướng Hóa nhằm để bổ sung,
nâng cấp đổi mới hệ thống trưng bày mang tính chất đặc trưng của địa phương.
Thứ hai, nghiên cứu về các khâu
công tác nghiệp vụ trưng bày bảo tàng bao gồm trưng bày, tuyên truyền, sưu tầm,
kiểm kê, bảo quản. Nghiên cứu để xây dựng các bộ sưu tập hiện vật, tìm kiếm các
nguồn bổ sung hiện vật, kiểm kê bảo quản hiện vật khoa học, hợp lý. Nghiên cứu
các vấn đề lịch sử địa phương nhằm phát hiện những đặc trưng của địa phương
mình giúp cho việc trưng bày thu hút khách tham quan địa phương, trong nước và
quốc tế. Nghiên cứu cũng nhằm đưa ra các chuyên đề trưng bày mang tính đặc
trưng, đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, phục vụ có hiệu quả đối với công
chúng muốn khai thác thông tin.
- Tăng
cường tổ chức sưu tầm các tài liệu hiện vật
Hiện vật là “xương sống” của bảo
tàng, quyết định việc bảo tàng có thể tổ chức được các hoạt động để thu hút
khách tham quan hay không. Bảo tàng nào có hiện vật phong phú, đặc sắc và tổ
chức tốt các hoạt động trên cơ sở hiện vật của mình thì bảo tàng đó có số lượng
khách tham quan đông đảo và ngược lại. Năm 2018 đã thực hiện và tiếp tục năm
2023 huyện Hướng Hóa tiến hành sưu tầm, hiến tặng hiện vật theo nhiều hình thức
và chủng loại khác nhau như:
+ Những hiện vật văn hóa dân tộc Vân
Kiều - Pa Kô:
-
Các loại nhạc cụ dân gian truyền thống.
- Công cụ lao động, sản xuất, nghề truyền thống.
- Các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống.
- Các đồ dùng sinh hoạt gia đình, cá nhân.
- Các loại trang phục, y phục dân tộc Vân Kiều - Pa Kô.
- Các loại trang sức, nhẫn, vòng, kiềng, chuỗi hạt,
nồi đồng cổ…
- Các sản phẩm điêu khắc (tượng các loại).
- Các hiện vật được chế tác bằng các chất liệu kim
khí, đồ đồng, đồ gốm, sứ, gỗ, mây, tre, sừng ngà...
- Các hiện vật mang nét văn hóa tín ngưỡng, tâm linh.
Ngoài ra sưu tầm thêm các hiện vật, hình ảnh, phim tài
liệu có giá trị lịch sử trong quá trình xây dựng, phát triển về kinh tế, văn
hóa và xã hội của huyện nhà.
+ Sưu tầm
những hình ảnh, phim tài liệu, hiện vật, tư liệu, kỷ vật kháng chiến:
- Phim tài liệu, hình ảnh về các tướng lĩnh, Anh hùng
lực lượng vũ trang Nhân dân, bà mẹ Việt Nam anh hùng, sự kiện lịch sử gắn với
các đơn vị, địa phương, các trận đánh, hoạt động của bộ đội, du kích và Nhân
dân trong kháng chiến.
- Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản, bút tích viết tay của
các vị lãnh đạo nhà nước, quân đội, các tướng lĩnh, các đồng chí chỉ huy đơn
vị.
- Sổ tay ghi chép, sổ công tác của các vị lãnh đạo,
cán bộ chiến sĩ, Nhân dân những người đã từng tham gia trong kháng chiến.
- Các loại vũ khí, trang bị của các tướng lĩnh, cán
bộ, chiến sĩ, dân quân du kích và bà con Vân Kiều - Pa Kô đã sử dụng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu
như: súng, đạn; các loại vũ khí thô sơ tự tạo: bàn chông, giáo mác, cung, nỏ,
lưỡi lê, dù, ba lô, ống nhòm, sa bàn, đồng hồ, radio, máy ảnh, máy quay phim,
máy ghi âm, que chỉ bản đồ, máy thông tin liên lạc, kính ngắm, máy đo xa, đèn
pin, đèn tự tạo, đèn măng xông, các ngọn đèn kháng chiến, sắc cốt, túi dết, dao
găm, dụng cụ quân y, bi đông, ca, bát, ăng gô, bật lửa, dao cạo râu, bút máy…
- Những kỷ vật gắn với các cơ sở cách mạng, các bà mẹ
Việt Nam anh hùng người Vân Kiều - Pa
Kô sử dụng nuôi dấu bảo vệ cán bộ, bộ đội, du kích, thương binh trong
kháng chiến như: Nắp hầm bí mật, hũ gạo tiết kiệm, mâm, bát đĩa, nồi, cối giã
gạo, cối nghiền thuốc…
- Thư từ được gửi từ chiến trường về hậu phương và
ngược lại.
- Nhật ký chiến trường và nhật ký hậu phương (viết
trong thời chiến tranh).
- Các loại quân phục, trang phục, các loại mũ, quần
áo, các loại khăn, gối, chăn, ba lô, tăng, võng, màn, vải dù, dép cao su, giày…
của các vị lãnh đạo, tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trong kháng
chiến. Kể cả trang phục của các đồng bào dân tộc đã tham gia kháng chiến.
- Tranh ảnh, ký họa, tranh áp phích, tranh cổ động,
các tác phẩm điêu khắc… được sáng tác trong thời chiến.
- Thơ ca, hò, ca dao, bản nhạc, tiểu thuyết, kịch bản,
báo, báo tường sáng tác và viết xuất bản trong kháng chiến (kể cả câu ca dao,
hò, bài ca mới được Nhân dân tự biên tự diễn ca ngợi tấm gương hi sinh anh dũng
của quân và dân Hướng Hóa nói chung và bà con Vân Kiều - Pa Kô nói riêng).
- Các loại dụng cụ âm nhạc như: đàn, sáo, khèn, trống,
thanh la, cồng, chiêng… sử dụng trong kháng chiến.
- Di vật của các liệt sỹ, những người hy sinh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc.
- Kỷ vật của những người tham gia kháng chiến bị địch
bắt và tù đày.
- Chiến lợi phẩm thu được của địch sử dụng trong chiến
đấu và phục vụ chiến đấu cũng như trong sinh hoạt tại chiến trường.
- Vật kỷ niệm của bạn bè, người thân, bạn bè quốc tế.
- Những đồ dùng sinh hoạt tại chiến trường làm từ xác
máy bay, xe bọc thép, ống pháo sáng, vỏ bom của địch…
- Những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, quân
đội tặng thưởng cho cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân, anh hùng lực lượng vũ trang
Nhân dân, bà mẹ Việt Nam anh hùng về thành tích chiến đấu, phục vụ chiến đấu
tại mặt trận và những đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc gồm: Các loại
huân huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương kèm theo, bằng và giấy chứng nhận
khen thưởng, cờ thưởng các loại.
Để thực hiện được công tác sưu
tầm hiện vật, Ban Giám đốc cần phải có các chương trình, kế hoạch sau đây:
Tăng cường công tác tuyên truyền
trên báo chí, đài phát thanh, trong các cuộc hội nghị và các buổi hướng dẫn
tham quan để công chúng trong xã hội có ý thức tốt trong việc phát hiện, giữ
gìn và sưu tầm tài liệu, hiện vật đóng góp cho bảo tồn, bảo tàng.
Tăng cường mối quan hệ với các
bảo tàng, nhà trưng bày, ban quản lý di tích lịch sử để giao lưu, giúp đỡ lẫn
nhau chặt chẽ hơn nữa trong việc phối hợp sưu tầm hiện vật, trao đổi hiện vật
tránh tranh chấp hiện vật.
Tiếp tục giữ mối liên hệ tốt với
các cơ quan nghiên cứu khoa học, các đoàn thể, tổ chức, các nhà nghiên cứu khoa
học, các vị lão thành cách mạng, các nhà sưu tập tư nhân... vận động để họ hiến
tặng những tài liệu, hiện vật về tự nhiên, lịch sử xã hội có liên quan đến nội
dung trưng bày.
Bổ sung những chính sách nhằm
động viên, khích lệ khen thưởng cụ thể đối với những tổ chức, cá nhân có công
đóng góp hiện vật cho hoạt động bảo tồn, bảo tàng.
Để đạt được thành công, công tác
sưu tầm phải được thực hiện có kế hoạch, đề cương sưu tầm phải mang tính khoa
học và các kế hoạch sưu tầm này có thể xây dựng ngắn hạn hoặc dài hạn, phải
được thông qua Ban giám đốc phê duyệt và đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, nhân
lực cho phép triển khai thực hiện sưu tầm.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đa dạng hoá các hình thức giáo dục
cho công chúng
Trước tiên, Ban Giám đốc Trung
tâm VHTT-TDTT huyện cần chỉ đạo tăng cường quảng bá hoạt động trưng bày, bảo
tồn bảo tàng tại Nhà Văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều – Pa Kô huyện
trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức như các bản tin,
phóng sự, hệ thống truyền thanh cơ sở, quảng bá trên internet, website cơ quan
đơn vị để giới thiệu rộng rãi tới đông đảo công chúng. Bên cạnh đó, cần đưa tin
tức, chương trình hoạt động của Nhà Văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều –
Pa Kô huyện lên các phương tiện truyền thông để thu hút khách tham quan trong
và ngoài nước.
Đối với đối tượng học sinh, cần
đẩy mạnh tiếp cận các trường học để xây dựng kế
hoạch theo từng tháng, từng quý, từng năm để đưa học sinh, sinh viên đến
tham quan hoặc tổ chức trưng bày, triển lãm, đưa hiện vật bảo tàng đến các
trường học trong và ngoài huyện. Để đạt hiệu quả, Trung tâm VHTT-TDTT huyện cần
có kế hoạch cụ thể hơn nữa về thời gian, hoạt động để phù hợp với công chúng
trẻ tuổi.
Phối hợp các cơ quan đơn vị,
trường học tổ chức các buổi kể chuyện truyền thống lịch sử, giao lưu với các
đồng chí lão thành cách mạng, cựu cán bộ, chiến sỹ ngay tại bảo tàng cũng là
một biện pháp tuyên truyền đưa lại hiệu quả cao. Bởi vì, thông qua những buổi
nói chuyện này, công chúng được tìm hiểu lịch sử một cách thuyết phục nhất kết
hợp những điều mắt thấy (hiện vật) và
những điều tai nghe (lời kể của các nhân chứng). Nội dung các cuộc nói chuyện
này phải kết hợp chặt chẽ với trưng bày tại bảo tàng nhân kỷ niệm các ngày lễ
lớn, các sự kiện lịch sử của huyện. Bên cạnh đó, để cuộc nói chuyện thành công
cần phải tìm hiểu kỹ đối tượng cần nhắm
tới về trình độ văn hóa, sở thích và tâm lý.
Hoạt động trải nghiệm là một hình
thức thu hút khách tham quan khá hiệu quả. Thông qua các hoạt động này, khách
tham quan sẽ được trải nghiệm lịch sử, văn hóa của địa phương một cách sống
động và thú vị.
Trung tâm VHTT-TDTT huyện nên tổ chức các cuộc thi, các cuộc vận động
nhân dịp ngày lễ lớn của đất nước, sự
kiện trọng đại của huyện nhằm thu hút khách tham quan đến tham quan, tạo điều
kiện để công chúng tham gia vào các hoạt động và hình thành ý thức bảo tồn di
sản văn hoá dân tộc.
Để thu hút được lượng khách tham
quan đến với Nhà Vân Kiều – PaKô, thời gian
tới Trung tâm VHTT-TDTT huyện cần xây dựng chương trình, kế hoạch phối
hợp với các cơ quan, các trường học... để xây dựng nội dung cuộc thi gắn với
nội dung hoạt động của trưng bày, bảo tàng.
- Xã hội
hóa các hoạt động
Xã hội hóa các hoạt động di sản
văn hóa nói chung, xã hội hóa nói riêng là một nhu cầu tất yếu trong tình hình
hiện nay. Nó không xuất phát từ ý muốn chủ quan của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào
mà nó có nguồn gốc và nảy sinh từ những tiền đề trong thực tiễn xã hội. Xã hội
hóa được xem như là giải pháp, động lực thúc đẩy các hoạt động bảo tàng phát
triển phù hợp với những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Xã hội hóa hoạt động bảo tồn, bảo
tàng là vận động và tổ chức nhân dân, mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác nhân
lực, vật lực và tài lực trong xã hội tham gia vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy
các di sản văn hóa ở bảo tàng theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Bên cạnh đó, xã hội hóa còn là nhân tố thúc đẩy quá trình biến đổi về chất, đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và nâng cao kiến thức của nhân dân trong tình
hình mới. Chính vì vậy, xã hội hóa các hoạt động bảo tàng không chỉ là vấn đề
trước mắt, là giải pháp tình thế để chia sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước,
mà còn là nhiệm vụ lâu dài bởi vì các hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị
di sản văn hóa của bảo tàng vẫn là nhu cầu thiết yếu, vẫn luôn được duy trì và
phát triển không ngừng với những tiềm năng và nguồn lực to lớn của nhân dân.
Ban lãnh đạo Trung tâm VHTT-TDTT
huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo điều kiện cho các tổ
chức và các đơn vị xã hội cùng với cộng đồng ở địa phương đóng góp cho Nhà Văn
hóa Vân Kiều – Pa Kô, hết sức chú trọng khai thác tinh thần tự nguyện, tự giác
của quần chúng để mọi người coi việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa bảo tàng
là của mình và cho mình.
Những phương thức tăng cường xã
hội hóa hoạt động trưng bày hiện vật, bảo tàng bao gồm:
Vận
động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các nhà sưu tập tư nhân, nghệ
nhân, họa sỹ, điêu khắc gia hiến tặng tư liệu, hình ảnh, các bộ sưu tập, hiện
vật quý cho địa phương.
Tổ
chức nhiều cuộc trưng bày lưu động đưa hoạt động bảo tồn, bảo tàng đến với các
tầng lớp nhân dân, cộng đồng các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.
Tạo
mối liên hệ hợp tác với các bảo tàng khác, các tổ chức hữu nghị, các mạnh
thường quân để được nhận nguồn tài trợ cho các hoạt động.
Mời
các tổ chức, cá nhân có sưu tập hiện vật đến trưng bày tại Nhà Văn hóa Vân Kiều
– PaKô huyện .
3. Một số giải pháp khác
Trung
tâm cần được đầu tư thêm phòng tập để sinh hoạt câu lạc bộ hoặc chuyển chổi
chức năng phòng làm việc của Nhà Vân Kiều - Pa Kô làm phòng sinh hoạt của các
CLB, cũng như tuyển dụng thêm các cán bộ chuyên môn phụ trách hoạt động tại các
câu lạc bộ. Hoạt động chiêu sinh cần thực hiện đồng bộ và có kế hoạch cụ thể.
Mỗi lứa tuổi lại có nhu cầu, sở thích khác nhau, cần khảo sát toàn diện để mở
những câu lạc bộ hợp lý và thu hút đông đảo thành phần dân cư tham gia nhất. Mở
các lớp năng khiếu văn hóa - thể thao cho thanh thiếu nhi: Thanh nhạc, múa, đàn
Organ, đàn guitar, hát nhạc, vẽ, võ thuật, cờ vua, cờ tướng, bơi lội, kỹ năng
công tác Đội, các trò chơi dân gian...
-
Phối hợp các câu lạc bộ âm nhạc truyền thống như: câu lạc bộ Cồng chiêng Ka
Tăng, thị trấn Lao Bảo; Câu lạc bộ Cồng Chiêng A Xing, Câu lạc bộ Cồng Chiêng
Khối 6, thị trấn Khe Sanh. Câu lạc bộ dân ca thị trấn Khe Sanh tổ chức các hoạt động, sinh hoạt định kỳ .
-
Tham mưu xây dựng các chương trình văn nghệ biểu diễn phục vụ các sự kiện chính
trị của huyện, các ngày lễ của quê hương, đất nước. Duy trì bảo tồn và phát huy
có hiệu quả các lễ hội truyền thống như lễ hội Arieu Ping, lễ hội Cồng Chiêng,
lễ cúng lúa mới, cúng nhà mới.
- Phấn đấu hàng năm thực hiện từ 02
đến 03 cuộc triển lãm chuyên đề. Xây dựng các bộ sưu tập hiện vật tiêu biểu để
phối hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức trưng bày lưu động giới
thiệu quảng bá bản sắc văn hóa Hướng Hóa.
- Phấn đấu thu hút khách quốc tế,
khách nội địa tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, trong đó khuyến khích khách
tham quan là học sinh, nhân dân trên địa bàn.
- Hàng năm tổ chức các hoạt động
giới thiệu, tôn vinh các di sản văn hóa nhân Ngày Di sản văn hóa (23/11) nhằm
thu hút nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên tham quan.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo triển khai thực hiện tốt nội dung giới thiệu di sản văn hóa trong dạy học ở
trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở
trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên.
Ngọc Tuân