Tiếp tục tăng cường công tác tiêm phòng và phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm



Hiện nay, thời tiết chuẩn bị bước vào mùa mưa, là thời điểm rất dễ phát sinh các loại mầm bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục trâu bò, dịch tả lợn Châu Phi và một số bệnh trên đàn vật nuôi. Để đảm bảo công tác tiêm phòng và phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt hiệu quả và theo kế hoạch đề ra; ngày 12 tháng 8 năm 2022, UBND huyện Hướng Hóa ban hành Công văn số 893/UBND-NN về việc tiếp tục tăng cường công tác tiêm phòng và phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm; yêu cầu các cơ quan, đơn vị, đoàn thể cấp huyện, UBND các xã, thị trấn thực hiện một số nội dung sau:

UBND các xã, thị trấn: Thực hiện rà soát, kê khai đàn vật nuôi; triển khai công tác tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi đảm bảo tối thiểu 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc xin, đặc biệt lưu ý đàn vật nuôi có nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao, đã được tiêm vắc xin nhưng sắp hết thời gian miễn dịch. Xử lý nghiêm các chủ chăn nuôi không thực hiện việc kê khai và không tiêm các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc cho đàn vật nuôi; đối với các hộ không tiêm phòng các loại vắc xin bắt buộc cho đàn vật nuôi, nếu có gia súc mắc bệnh, yêu cầu cương quyết tiêu hủy và không hỗ trợ. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi xung quanh vùng có nguy cơ cao, phun thuốc tiêu diệt côn  trùng và ve mòng truyền bệnh, thực hiện chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học và phòng, chống dịch bệnh vật nuôi. Tổ chức các đợt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi để tiêu diệt các loại mầm bệnh ở môi trường, nhất là những nơi có mật độ chăn nuôi cao, chợ, khu vực giết mổ động vật, các nơi có ổ dịch cũ. Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi làm chuồng trại đảm bảo và bổ sung, dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi; đối với các chương trình, dự án hỗ trợ giống vật nuôi, phải yêu cầu người dân hoàn thành chuồng trại đảm bảo trước khi cung cấp con giống; đối với những hộ không hoàn thành chuồng trại đảm bảo thì tuyệt đối không cấp con giống. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nếu không báo cáo kịp thời tình hình để dịch bệnh lây lan diện rộng; tổ chức tiêm phòng không đạt tỷ lệ tiêm theo kế hoạch; chủ quan, lơ là, thiếu sự phối hợp trong công tác phòng chống dịch và chậm tiến độ triển khai thực hiện quy hoạch chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý…

Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện: Chủ động nắm tình hình đàn vật nuôi trên địa bàn, tham mưu UBND huyện kịp thời trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo dõi, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND huyện chỉ đạo công tác tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi; cung cấp đầy đủ hóa chất, các loại vắc xin và hướng dẫn các địa phương thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường và khu vực chăn nuôi, các ổ dịch cũ, điểm buôn bán gia súc, giết mổ trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm soát giết mổ hoặc kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển động vật nuôi để làm giống, nuôi thương phẩm trên địa bàn huyện. Đồng thời, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với đơn vị, cá nhân, tổ chức vi phạm về kiểm soát giết mổ hoặc kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển vật nuôitrái quy định. Bố trí cán bộ thường xuyên bám sát địa bàn để chỉ đạo, hướng dẫn, đốc thúc việc tiêm phòng gia súc đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra.

Trạm Khuyến nông huyện, chỉ đạo đội ngũ Khuyến nông viên ở cơ sở phối hợp với các tổ chức đoàn thểở địa phươngtuyên truyền, vận động người chăn nuôi tham giathực hiện công tác tiêm phòngvàphòng,chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm một cách có hiệu quả.

Kim Huệ

 

 

 


Thống kê truy cập

Đang online: 7
Hôm nay: 223
Hôm qua: 440
Tháng này: 26,194
Tháng trước: 60,075
Lượt truy cập: 1,686,222
Quảng Trị
+35
°
C
Cao:+36
Thấp:+25
Thỉnh thoảng có nắng